Bí kíp thấu hiểu con giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba

Dec 12, 2016 | Loại tin tức : Phụ huynh 3073

Trẻ lên ba, mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi tâm lý quan trọng của trẻ. Ở thời điểm này, bố mẹ sẽ dễ dàng thấy được sự biến đổi về tính cách rõ ràng ở trẻ như trở nên ương bướng, nghịch ngợm, hay đòi hỏi mè nheo, chỉ làm theo ý mình,… Đây là hiện tượng tâm lý hết sức bình thường mà trẻ nào cũng phải trải qua. Cùng iKidz tìm hiểu về giai đoạn này cũng như các bí kíp giúp bạn thấu hiểu và kết nối với trẻ nhiều hơn.

 

Biểu hiện khủng hoảng tâm lý tuổi lên ba

Các biểu hiện thường gặp trong giai đoạn này bao gồm:

Trẻ trở nên ương bướng ngang ngạnh, không muốn nghe lời bố mẹ và thực hiện các hành vi trái ngược với lời nói từ người lớn.

Khi không đạt được mong muốn thì gào khóc, ăn vạ, cáu kỉnh, đập phá đồ đạc.

Trẻ cãi lại, vô lễ với người lớn.

Mong muốn sở hữu ngày càng lớn và muốn tự mình làm mọi việc.

Nguyên nhân của những biểu hiện từ trẻ

Khi ở tuổi này, trẻ đã bắt đầu nhận thức được về những vấn đề xoay quanh bản thân và những người bên cạnh. Từ đó, bé có những biểu hiện để bảo vệ suy nghĩ của chính mình, muốn được khẳng định cái tôi, được chú ý và quan tâm, thích được khen hơn chê, được làm những điều mình muốn như người lớn mà không cần hỏi ý kiến…

Tùy vào từng trẻ, mức độ biểu hiện sẽ khác nhau, tuy nhiên hầu như trẻ nào trong độ tuổi này cũng sẽ có những biến đổi về tâm lý nhất định.

Theo tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa – chuyên gia tâm lý trẻ em: “Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tuổi lên 3 cho các bé”.

Bí kíp giải quyết khủng hoảng cho trẻ

Để có thể cùng con trải qua giai đoạn này, điều cần nhất chính là bố mẹ phải thấu hiểu trẻ. Mà để có được điều này bố mẹ cần để ý đến sự biến đổi của con, cả khi ở nhà, cả trong quãng thời gian trẻ tới lớp. Tạo điều kiện cho trẻ được làm những việc trong khả năng (cất giày dép, dọn quần áo, thu dọn bát ăn cơm của mình,...) hay để trẻ được trải nghiệm làm người lớn thông qua các bộ đồ chơi đóng vai như: nấu ăn, sửa chữa đồ đạc,...

Để ý đến từng thay đổi nhỏ nhất để nắm bắt tâm lý của trẻ (hình ảnh trẻ ở lớp trong  ứng dụng iKidz)

Bên cạnh đó, đổi với một vài biểu hiện điển hình, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Trẻ thường xuyên làm trái lời người lớn:

Nếu trẻ có hành vi chống đối hoặc phá phách, bạn có thể sử dụng phương pháp tương tự, vui vẻ không để tâm đến trẻ. Hành vi phá phách không lôi kéo được chú ý sẽ làm trẻ dừng hành động của mình lại.

Nếu trẻ không thực hiện theo yêu cầu: bạn có thể cho trẻ được quyền lựa chọn, tự quyết định các việc cá nhân như mặc quần áo màu gì, ăn nhiều hay ít thứ gì,...

Ngoài ra, bố mẹ cần nhất quán trong cách dạy con, thống nhất cùng một thái độ, dứt khoát với trẻ những việc gì không được phép.

Trẻ gào khóc mè nheo khi không được đáp ứng

Trong trường hợp này, thường bố mẹ càng dỗ, càng chú ý thì trẻ càng làm nũng. Bố mẹ nên đánh lạc hướng bằng chủ đề khác hoặc “bơ” trẻ đi, tập trung vào việc khác. Như vậy trẻ sẽ hiểu được việc “ăn vạ” không có tác dụng.

Thời gian thay đổi tâm lý của mỗi bé sẽ kéo dài không lâu, bắt đầu khi lên 3 tuổi rưỡi hay 4 buổi các biểu hiện này sẽ dần biến mất.

Hy vọng, qua bài viết, bố mẹ đã có được một vài bí kíp ưng ý để giai đoạn này trở nên dễ dàng hơn nhé!

 

Chia sẻ :

IKIDZ ĐÃ CÓ MẶT TẠI

Các đối tác, khách hàng đã sử dụng iKidz.

CHI TIẾT

Tin Tức Nổi Bật

Lịch

Địa Chỉ

Số 6 Lô 5A đường Trung Yên 9, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Liên Hệ

(+84) 853 896 866
ikidz2017@gmail.com

Giờ Làm Việc

Thứ Hai - Thứ Bảy
08:00 - 17:30