Giáo dục trẻ em: Phụ huynh và thầy cô nên dạy các bé các kỹ năng gì?
Aug 04, 2020 | Loại tin tức : Cùng bé lớn khônSự phối hợp của gia đình và nhà trường sẽ đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Có những kỹ năng quan trọng mà phụ huynh nên truyền đạt và rèn luyện cho con mình, trong khi đó, một số nội dung khác lại do thầy cô giảng dạy.
Trẻ em có thể học về các định lý, phương trình trên lớp và học cách buộc giây dày ở nhà. Chúng sẽ không thể lớn lên khỏe mạnh, thông minh và hiểu biết nếu không có nỗ lực từ hai phía là gia đình và nhà trường. Điều quan trọng là cả phụ huynh và các thầy cô đều nên có nhận thức đúng đắn về những kỹ năng mà mình phải dạy cho các bé. Bạn có thể tham khảo một số kỹ năng mềm bạn nên biết để sau này có những kiến thức áp dụng để đưa ra phương pháp giáo dục trẻ tốt hơn Tại đây.
1. Phụ huynh nên phụ trách hướng dẫn trẻ những kỹ năng nào?
Bố mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời của con cái. Bố mẹ cần biết cách giúp trẻ bắt đầu và phát triển khả năng giao tiếp, ngày càng trở lên độc lập, chủ động và phát triển khả năng tư duy, tự suy nghĩ và giải quyết những vấn đề nhỏ bé khi cần. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên khuyến khích con rèn luyện sức khỏe thể chất như để chúng hoạt động tự do, thoải mái chạy nhảy để khỏe mạnh, mau lớn hơn, dạy chúng các kỹ năng từ cầm đũa tới sử dụng dao kéo.
Cha mẹ cũng là người chịu trách nhiệm giảng dạy cho các bé một loạt các kỹ năng xã hội, bao gồm thay chào hỏi người khác, biết nói xin lỗi và cảm ơn, dạy chúng làm vệ sinh cá nhân, giáo dục giới tính. Trên thực tế, mỗi phụ huynh đều là hình mẫu quan trọng về hành vi và cách sống của trẻ sau này.
Một môi trường học tập tại nhà có thể được xây dựng dựa trên nền tảng và định hướng của cha mẹ nhưng không nên tạo áp lực hoàn hảo hoặc quá nặng nề cho trẻ. Các tài nguyên giáo dục hỗ trợ học tập cần được cung cấp đầy đủ để tác động tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ và xã hội của các bé.
Mặc dù phụ huynh có thể chịu trách nhiệm thiết lập một nền tảng kiến thức trong các bộ kỹ năng sống dành cho trẻ và khuyến khích các hành vi tích cực nhưng giáo viên lại là những người có ảnh hưởng trong việc củng cố và mở rộng các hành vi đó trong bối cảnh trường học. Trẻ em dành nửa ngày hoặc cả ngày ở trường nên những kiến thức, kỹ năng ở trường thậm chí còn ảnh hưởng nhiều hơn. Thầy cô nên tích cực khuyến khích nhiều hành vi đã định hình từ nhỏ của trẻ, chẳng hạn như giúp chung ghi nhớ rằng cần biết tôn trọng người khác thông qua cách cư xử với bạn bè.
2. Những kỹ năng trẻ nên được học từ thầy cô ở trường
Trách nhiệm của thầy cô trong việc giáo dục trẻ được quy định bởi chương trình giảng dạy quốc gia, tập trung vào phát triển kiến thức và kỹ năng toàn diện cho trẻ như: Học đọc và viết, phát triển kỹ năng số học, phát triển tư duy nghệ thuật và khoa học, hiểu được sự tồn tại và ảnh hưởng của nhân loại cũng như vạn vật trên thế giới từ những quan điểm về giá trị và niềm tin.
Tuy nhiên, chuyên môn của giáo viên không chỉ bao gồm việc lựa chọn thông tin để dạy cho trẻ. Một người thầy giỏi là người biết cách điều chỉnh tốc độ giảng dạy, nội dung giảng dạy phù hợp với quỹ đạo học tập của học sinh, khuyến khích trẻ vượt qua được chính mình và đạt được những thành công trong giáo dục và trưởng thành. Đây chính là kỹ năng làm việc mà một người giáo viên giỏi cần có để được sự đánh giá cao từ nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể tham khảo thêm Tại đây: https://vn.joboko.com/blog/ky-nang-lam-viec-nci28
3. Sự kết hợp giữa bố mẹ và thầy cô định hướng và tạo động lực, tiền đề cho trẻ phát triển
Từ nhỏ đến khi trưởng thành, trẻ sẽ tiếp xúc với rất nhiều người, học hỏi từ rất nhiều thầy cô. Giáo dục trẻ không nên quá câu nệ và khuôn phép, thay vào đó phụ huynh và giáo viên chỉ nên truyền đạt và định hướng cho chúng.
Cha mẹ và thầy cô cũng như những người xung quanh đều đóng góp vào thái độ và nguyện vọng của trẻ. Những nhân tố này đóng vai trò quyết định cho việc trẻ có được tham gia vào các môi trường học tập tích cực không. Mặc dù vậy, thầy cô vẫn được cho là đóng vai trò quan trọng nhất, mấu chốt nhất trong vấn đề giáo dục và phát triển trẻ em. Những kỹ năng cha mẹ hướng dẫn chỉ tạo nền tảng cơ bản trong khi thầy cô có thể giúp củng cố nhiều hơn.
Ngoài thành tích học tập, giáo dục chính quy hỗ trợ phát triển các năng lực bao gồm tự điều chỉnh, tự tin, kiên cường, quyết tâm và khát vọng cho tương lai. Tất cả chúng đều là những kỹ năng thiết yếu để mỗi trẻ em lớn lên đều cần có để thành công trong thế kỷ 21.
Tin Tức Nổi Bật
Hướng dẫn cân đối khẩu phần dinh dưỡng trên phần…
Jul 10, 2019
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ em tăng trưởng tốt về thể chất, sức khỏe, trí tuệ. Nhằm giúp…
Tất tần tật về Montessori – Phương pháp giáo dục…
Nov 17, 2017
Rất nhiều trường mầm non ở Việt Nam hiện nay lựa chọn Motessori để áp dụng giảng dạy trong nhà trường như một phương pháp…
Bật mí những thói quen hình thành tác phong chuyên…
Nov 17, 2017
Tác phong chuyên nghiệp của giáo viên sẽ mang đến sự tôn trọng, tin tưởng từ đồng nghiệp, phụ huynh và các bé. Có thể…
4 trò chơi vận động hấp dẫn nhất với trẻ
Jun 06, 2017
Những trò chơi vận động mang đến cho trẻ những tác động tích cực cả về thể chất, tinh thần và tâm lý. Vì lẽ…
3 ứng dụng không thể bỏ qua cho các trường…
May 29, 2017
Các ứng dụng công nghệ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhà trường, tăng hiệu quả giảng dạy và nâng cao tương tác…
Bật mí quy tắc dạy con ngoan từ mẹ Nhật
May 17, 2017
Trẻ con ở Nhật nổi tiếng được biết đến với khả năng tự lập từ nhỏ, luôn chăm chỉ lễ phép lại có tinh thần…
3 điều đặc biệt về giáo dục mầm non Nhật…
May 16, 2017
Nhật Bản được biết đến là một trong những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, giúp trẻ em phát triển…
5 bài tập phát triển tư duy cho trẻ
May 15, 2017
Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi được xem là giai đoạn vàng bởi trẻ dễ dàng tiếp thu, học hỏi kiến thức mạnh nhất,…
Những trò chơi âm nhạc khiến trẻ thích mê
May 15, 2017
Tham gia trò chơi âm nhạc và các hoạt động tập thể là một trong những cách tốt nhất tăng cường tương tác của trẻ…
Bí kíp thấu hiểu con giai đoạn khủng hoảng tuổi…
Dec 12, 2016
Trẻ lên ba, mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi tâm lý quan trọng của trẻ. Ở thời điểm này, bố mẹ sẽ dễ…
Lịch